Máy ép bùn nước thải

Nhằm đảm bảo công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam quy định các nhà máy, khu công nghiệp, khu sản xuất… phải trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Điều này giúp loại bỏ các hóa chất độc hại có trong nước thải, bùn thải trước khi thải ra môi trường. Cho đến nay đã có rất nhiều loại máy móc, thiết bị được phát minh để đáp ứng những yêu cầu trên, điển hình nhất là các dòng máy ép bùn. Tham khảo ngay top 4 máy ép bùn xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

 

Vai trò của máy ép bùn trong hệ thống xử lý nước thải

Xử lý nước thải là quá trình tách các chất ô nhiễm cùng các chất rắn ra khỏi pha lỏng. Theo đó, các chất rắn sau khi được lọc tách bằng nhiều công nghệ khác nhau sẽ lẫn trong nước dạng bùn lỏng, hay gọi chung là bùn. Hàm lượng chất rắn chiếm khoảng 0,5-12%. 

 

Trong các thành phần cần xử lý trước khi thải ra môi trường, bùn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là tạp chất khó xử lý nhất và tốn kém khá nhiều chi phí. Theo các chủ đầu tư, chi phí xây lắp và vận hành module xử lý bùn thải chiếm đến 50% chi phí xây lắp và xử lý nước thải nói chung. 

Máy ép bùn đóng vai trò quan trọng trong công tác xử lý, lọc tách bùn thải, nước thải

 

Để xử lý bùn thải, có rất nhiều biện pháp như đốt, chôn lấp hoặc tận dụng chúng làm phân bón. Tuy nhiên, muốn tiết kiệm nhất thì các nhà máy cần phải tìm cách tách nước khỏi bùn. Máy ép bùn chính là giải pháp tối ưu nhất giúp xử lý nhanh gọn các vấn đề trên. 

 

Máy ép bùn có vai trò lọc tách các loại bùn thải, chất thải đã lắng ép tạo thành một khối bùn khô có kết cấu chặt chẽ và kích thước nhỏ. Nhờ đó, công tác vận chuyển và xử lý bùn thải, nước thải công nghiệp trở nên đơn giản hơn rất nhiều.  

4 loại máy ép bùn phổ biến nhất trong xử lý nước thải công nghiệp

Hiện nay có 4 loại máy ép bùn xử lý nước thải công nghiệp được các nhà đầu tư tin tưởng và sử dụng phổ biến. Mỗi loại đều sở hữu những đặc tính cũng như ưu, nhược điểm riêng. Khách hàng có thể cân nhắc về nhu cầu và mục đích sử dụng để chọn lựa loại máy phù hợp nhất. 

Máy ép bùn khung bản

Đây là thiết bị được đánh giá tốt nhất trong số các loại máy ép bùn. Máy ép bùn khung bản thường nằm vào công đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Bùn sau khi qua xử lý lọc ép có độ ẩm thấp và hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh. 

Ưu điểm

Dưới đây là một vài đánh giá về ưu điểm của máy ép bùn khung bản:

  • Tiết kiệm chi phí vận hành cũng như lượng điện năng tiêu thụ thấp.
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện hoặc bảo dưỡng thấp, phụ kiện có sẵn. 
  • Không cần bổ sung thêm dung dịch polymer để bình ổn nồng độ dung dịch.
  • Có thể thay đổi độ khô của bánh bùn một cách dễ dàng. Đặc biệt, bánh bùn sau khi lọc tách có độ khô cao nhất trong các dòng máy ép bùn hiện nay. 
  • Máy phù hợp với mọi loại bùn như: Bùn hóa học, bùn khoáng, bùn quặng hay bùn sinh hoạt,...

Máy ép bùn khung bản được được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và sử dụng

Nhược điểm

Loại máy ép bùn này cũng tồn tại một vài mặt hạn chế như:

  • Đặc tính của máy là hoạt động theo mẻ, do đó không thể vận hành liên tục.
  • Máy lớn, chiếm nhiều không gian diện tích do đó cần tìm vị trí đặt máy thích hợp. 

Ứng dụng 

Máy ép bùn khung bản được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như:

  • Xử lý bùn từ nước thải trong ngành chế biến nông lâm sản
  • Xử lý các loại bùn vô cơ (chất bán dẫn, mạch điện kim loại, đá và quặng…)
  • Xử lý bùn hóa chất trong công nghiệp: thuốc tẩy, dệt nhuộm, Calcium Carbonate, Amino Acid, công nghiệp quặng, luyện kim…
  • Xử lý bùn trong ngành công nghệ thực phẩm: Đường, nước chấm, thức uống,..
  • Trong các nhà máy sản xuất công nghiệp thực phẩm, hợp kim, hợp chất vô cơ,... máy ép bùn khung bản còn đóng vai trò phân li chất rắn trong công đoạn sản xuất.
  • Trong trang trại gia súc, gia cầm, máy ép bùn khung bản còn được sử dụng để làm khô phân. Bánh phân sau đó được dùng làm phân bón hiệu quả.

https://lh5.googleusercontent.com/5et7yRhCd4Xcv2OhZvVTRQBpuZghBePCnPuZCS8Pe9qXIzUviRzKUoG4s_m9EyY9hNBNEDYbAwZN3rJzLtz7XHvl04ig_w5A5p8T8NHeaOD_lSK0Oeaq2tYTinINO6cQD95ecJzx

Thiết bị xử lý bùn thải hiệu quả

Máy ép bùn băng tải

Loại máy ép bùn này hoạt động trên nguyên lý sử dụng lực ép của các rulo lên băng tải để ép bùn. Bùn sau khi được lọc ép sẽ có dạng bản mỏng, chắc và mau khô. 

Ưu điểm

Máy ép bùn băng tải sở hữu một số đặc tính nổi bật như:

  • Máy có thể hoạt động liên tục, phù hợp trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
  • Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng ở mức độ trung bình. 
  • Diện tích máy nhỏ, không chiếm quá nhiều không gian lắp đặt. 

Nhược điểm

Một số nhược điểm của dòng máy ép bùn băng tải có thể kể đến như:

  • Chi phí vận hành cao: do máy hoạt động liên tục nên cần nhiều nhân công công vận hành. 
  • Tiêu tốn khá nhiều dung dịch polymer để bình ổn nồng độ dung dịch; 
  • Vải lọc cần được thay rửa liên tục. 
  • Tốn kém chi phí sửa chữa do phụ kiện thay thế không có sẵn. 
  • Bánh bùn sau khi lọc ép có độ ẩm khá cao, khó thay đổi, điều chỉnh độ ẩm. 

Máy ép bùn băng tải có khả năng vận hành liên tục

Ứng dụng

Máy ép bùn băng tải được sử dụng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải trong sinh hoạt, ngành thực phẩm, công nghiệp, nhà máy giấy, gạch, mỏ và nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm khác. 

Máy ép bùn trục vít

Thiết bị này được sử dụng cho công đoạn cuối cùng của quy trình xử lý nước thải. Nó có khả năng giảm các bể lắng, bể bùn dày. Nhờ vậy có thể tiết kiệm chi phí xây dựng cho các nhà máy xử lý nước thải. 

Ưu điểm

Máy ép bùn trục vít sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Máy có thiết kế chắc chắn. Do đó máy ít bị rung lắc, tiếng ồn thấp trong khi vận hành. 
  • Phần lưới lọc được thiết kế đặc biệt giúp dễ dàng thoát nước và tránh tắc nghẽn trong quá trình lọc tách bùn. 
  • Phễu tiếp liệu, phễu xả và lưới lọc được thiết kế từng phần riêng biệt. Điều này giúp người dùng dễ dàng bảo dưỡng hoặc sửa chữa thiết bị.
  • Vận hành dễ dàng, không cần đến nhiều nhân công. 
  • Không cần phải cô đặc bùn như những loại máy ép bùn khác. 
  • Đa dạng sự lựa chọn từ 6kg Bùn khô/giờ – 600kg Bùn khô/giờ (tương ứng với 1m3/h – 195m3 bùn/giờ).

Nhược điểm

Một vài điểm hạn chế của máy ép bùn trục vít đó là:

  • Chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao so với các loại máy ép bùn khác.
  • Phụ kiện thay thế chính hãng không có sẵn gây khó khăn cho công đoạn bảo dưỡng hoặc sửa chữa. 

Ứng dụng

Máy ép bùn trục vít là thiết bị được các nhà đầu tư ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như:

  • Xử lý môi trường: ép rác thải, bùn thải hóa học, bùn thải vi sinh, bùn ao nuôi thủy sản…
  • Chế biến phế phẩm, thủy sản: ép vỏ tôm, ép phế phẩm nhà máy chế biến cá…
  • Chế biến dầu thực vật: ép các loại dầu đậu phộng, dầu dừa, vắt nước cốt dừa…
  • Ngành dệt nhuộm: ép bùn thải từ các ngành may mặc, dệt nhuộm,...

Máy ép bùn chân không

Đây là thiết bị ép bùn được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp xử lý bùn thải. 

Ưu điểm

Máy ép bùn chân không cung cấp một số đặc tính nổi bật như:

  • Dễ dàng sử dụng, không đòi hỏi nguồn nhân công có kỹ thuật và tay nghề cao. 
  • Có thể vận hành liên tục, thích hợp cho các dây chuyền sản xuất liên tục.
  • Dễ dàng tự động hóa trong việc rửa màng lọc.
  • Phù hợp với hầu hết các loại bùn.

Nhược điểm 

Một vài điểm hạn chế của máy ép bùn chân không đó là:

  • Độ khô của bánh bùn sau khi ép thấp;
  • Tốn khá nhiều chi phí đầu tư;
  • Tốn khá nhiều năng lượng trong suốt quá trình vận hành;
  • Thiết bị gây ra tiếng ồn lớn khi hoạt động;
  • Nước sau khi lọc có chứa hàm lượng cặn lửng lơ cao.

Ứng dụng

Máy ép bùn chân không được sử dụng trong các ngành như: 

  • Ngành sản xuất kim loại
  • Ngành giấy
  • Ngành sản xuất thực phẩm


Trên đây, Hiệp Thành Tấn Phát vừa giới thiệu đến bạn 4 loại máy ép bùn xử lý nước thải công nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay. Hi vọng đây là những thông tin tham khảo hữu ích giúp các nhà đầu tư có thể chọn mua được loại máy ép bùn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy lựa chọn một đơn vị phân phối máy ép bùn uy tín, chất lượng để có được sự tư vấn tốt nhất bạn nhé.